Nằm ẩn mình giản dị giữa thung lũng xanh bạt ngàn cùng con nắng vàng rực rỡ trải dài trên các đỉnh đồi, thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau trùng trùng điệp điệp chính là xã Hồng Ngài, huyện Bắc Yên, Sơn La. Tới đây, du khách sẽ được hòa mình cùng phiên chợ họp đông vui của bà con dân tộc, được người dân bản làng chỉ đường lên thăm hang A Phủ - được xem là nơi vợ chồng A Phủ từng trốn khỏi ách thống trị của cha con thống lý Pá Tra.

Về Thăm Quê Vợ Chồng A Phủ.

Quê Hương Của Vợ Chồng A phủ
Men theo con đường dài từ Tà Xùa về Hồng Ngài, Bắc Yên, Sơn La nay đã làm đường ven xã. Đâu đó, Du khách vẫn bắt gặp những thửa ruộng bậc thang cùng vô vàn ruộng ngô bạt ngàn sắc xanh gợi nhớ về hình ảnh “Vợ chồng A Phủ” một trong những truyện ngắn trong tập “Truyện Tây Bắc” nhà văn nổi tiếng Tô Hoài.

Đường lên Hồng Ngài không khó, Du khách có thể đi theo theo 3 hướng. Từ Trạm Tấu, Yên Bái trèo đèo qua với con đường đã liên thông giữa hai tỉnh Sơn La - Yên Bái. Từ thành phố Sơn La về huyện Bắc Yên chừng 80 km, vượt qua con đèo Chẹn dài 20 km, dọc sông Đà để về trung tâm huyện Bắc Yên. Và một con đường đi từ phía Mường Cơi, Phù Yên đi vào. Dù chạy từ con đường nào chăng nữa song để đến với Hồng Ngài cũng đều vượt qua những dãy núi trùng điệp, bạt ngàn cây xanh với cảnh sắc hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc

Vào Hồng Ngài, Du khách hẳn sẽ bị cuốn hút, bị gợi nhớ về một miền quê của anh chàng A Phủ, một trong những nhân vật nổi bật trong sách giáo khoa khiến nhiều người háo hức nhưng không kém phần xúc động. Câu chuyện được Nhà văn Tô Hoài xây dựng, lấy nguyên mẫu có thật trong đời sống xã hội thời bấy giờ ở Tường Sơn, Châu Phù Yên (cũ) thuộc huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La ngày nay.

Yên Bái
Nhiều năm trôi qua nhưng Xã Hồng Ngài vẫn giữ cho riêng mình nét giản dị, mộc mạc giữa thung lũng xanh. Tuy nhiên, điểm khác lạ duy nhất mà bất cứ ai cũng nhận ra chính là cuộc sống, sinh hoạt của thôn xóm lúc nào cũng tươi vui, náo nhiệt. Có dịp, Du khách ghé thăm phiên chợ họp ríu rít đông đảo bà con dân tộc. Rồi cả thủa vườn táo mèo, đâu đâu cũng thơm phức hương táo quyến rũ, nồng nàn. Vào Hồng Ngài, du khách cũng không khó để được người dân bản địa nhiệt tình chỉ đường lên thăm hang A Phủ, nơi chịMị đã cắt dây cởi trói cho anh A Phủ và cùng A Phủ chạy xa mãi theo con đường rừng.

Đường từ Hồng Ngài sang Tà Xùa giờ cũng đã được mở rộng. Mặc dù không phải là đường nhựa trải dài thẳng tắp tuy nhiên với con đường đổ đường bê tông cũng làm cho cuộc sống của người dân nơi đây bớt phần vất vả và thêm phần phấn khởi. 

Vợ Chồng A Phủ
Ở vị trí cao gần 2.000 m so với mặt nước biển, Tà Xùa cách huyện Bắc Yên 20 km, mờ mịt, thoắt ẩn, thoắt hiện trong trong sương mù. Đến đây, Du khách như được trở lại với khung cảnh chạy trốn của vợ chồng A Phủ khi xưa để tìm đường về với cách mạng – Con đường duy nhất đem lại hạnh phúc cho vợ chồng A Phủ sau này.

Bên cạnh đó, đến với Tà Xùa du khách còn thấy nao lòng bởi những thửa ruộng bậc thang thấp thoáng trong sương, những cô gái người Mông hăng say dệt vải nhưng vẫn cười duyên dáng trong điệu múa, trong bài hát núi rừng. Tât cả, tất cả như chìm vào không gian yên bình nhưng gợi cho Du khách chợt nhớ, chợt thương về một mảnh đất và con người Tây Bắc cần cù, chịu khó nhưng đồng thời rất bản lĩnh, kiên cường.



 
Top