Nằm ở phía tây bắc của Tổ quốc, Sapa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, một vùng đất khiêm nhường, lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên. Phong cảnh thiên nhiên của Sa Pa được kết hợp với sức sáng tạo của con người cùng với địa hình của núi đồi, màu xanh của rừng, như bức tranh có sự sắp xếp theo một bố cục hài hoà tạo nên một vùng có nhiều cảnh sắc thơ mộng hấp dẫn.
Sa Pa luôn để lại trong lòng mỗi du khách một cảm xúc riêng không chỉ bởi thiên nhiên đã ưu đãi cho Sa Pa một vùng đất với núi non kỳ vĩ của đỉnh Phanxipang, phong cảnh hữu tình nên thơ của núi Hàm Rồng, Vườn Lan , Vườn Hồng, của Thác Bạc suối Vàng… mà ở đó còn là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc anh em, sự đa dạng dân tộc đã làm nên sự phong phú về bản sắc văn hóa của SaPa nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.
Nói thì còn xa lạ lắm nhưng cứ một lần bạn thử bước chân lên các bản làng vùng cao vào những dịp tết đến xuân về, chúng ta sẽ được hòa mình trong các lễ hội cổ truyền độc đáo các dân tộc.
Nói thì còn xa lạ lắm nhưng cứ một lần bạn thử bước chân lên các bản làng vùng cao vào những dịp tết đến xuân về, chúng ta sẽ được hòa mình trong các lễ hội cổ truyền độc đáo các dân tộc.
Ở đó, đời sống của cộng đồng các dân tộc được phản ánh sinh động thông qua các nghi lễ về tín ngưỡng, về tâm linh như cầu mong Trời yên, Đất lành; mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sức khỏe cho con người… và đặc biệt với phần Hội vô cùng phong phú. Chẳng thế mà khách du lịch phương Tây luôn thích thú đến với Sapa vào những dịp đầu xuân để được hòa đồng trong mùa lễ hội như: Tết Nhảy của đồng bào Dao Đỏ ở Tả Phìn, Tả Van (Sa Pa); hội Sải Sán của đồng bào Mông ở Cán Cấu (Si Ma Cai); hội xuống đồng của người Tày ở Bắc Hà… với những vũ điệu độc đáo và huyền bí; những làn điệu dân ca mê đắm lòng người cùng những trò chơi dân gian mang tính nhân văn.
Độc đáo hơn đó là Chợ tình Sapa nét văn hóa hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Tại sao lại gọi là “ Chợ Tình” nói là chợ, nhưng chợ phải là nơi có mua, có bán, nhưng cái tình ở đây thì không ai bán cũng chẳng ai mua. Ở đây nó là nơi hò hẹn, trao gửi tâm tình, có những cử chỉ yêu đương diễn ra ở chợ theo phong tục, tập quan của từng địa phương, cũng đơn giản gọi là chợ vì đây là điểm đầu mối, điểm thu hút hầu hết những sinh hoạt văn hóa vùng cao.
Vào tối thứ 7 hàng tuần trong thị trấn Sapa nhỏ bé này, những người dân tộc Dao cùng nhau nhộn nhịp trong phiên chợ tình. Từ chiều, dưới phố và ở sân nhà thờ Sapa đã thấy rất nhiều những cô gái chàng trai người Dao với nhịp nhàng trong những câu hát, điệu khèn làm mê đắm lòng người.
Vào tối thứ 7 hàng tuần trong thị trấn Sapa nhỏ bé này, những người dân tộc Dao cùng nhau nhộn nhịp trong phiên chợ tình. Từ chiều, dưới phố và ở sân nhà thờ Sapa đã thấy rất nhiều những cô gái chàng trai người Dao với nhịp nhàng trong những câu hát, điệu khèn làm mê đắm lòng người.
Đời sống văn hóa tinh thần phong phú của đồng bào còn được thể hiện ở nghề thủ công, mỹ nghệ, thổ cẩm truyền thống của đồng bào đã đạt đến độ tinh xảo và cuốn hút đến diệu kỳ. Phụ nữ Mông, Dao, Xá Phó, Pa Dí rất giỏi trong cảm thụ màu sắc, những tấm thổ cẩm của họ bao giờ cũng hội đủ sắc màu của thiên nhiên từ cây thông, đồi núi, hạt ngô, hạt lúa… Tất cả được biểu đạt như chính bức tranh sống động của đời sống đồng bào. Vẻ đẹp vĩnh hằng thì luôn trường tồn với thời gian. Giờ đây những sản phâm này đã trở thành quà lưu niệm quen thuộc đối với khách du lịch Sapa.
Thấp thoáng sau triền núi triền đồi những ngôi nhà mái chảy, lợp ngói nung hoặc gỗ ván, dựa theo sườn núi vẫn thu hút được sự quan tâm của du khách. Đó là những ngôi nhà mang đậm chất văn hoá riêng ở những bản người Mông, Dao, Xá Phó, Tày, Giáy… những giá trị văn hóa còn được lưu giữ ngay trong đời sống sinh hoạt của từng gia đình nơi đây.