Xôi Ngũ Sắc Của Người Tày

Với người Thái ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn (Yên Bái), xôi ngũ sắc là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo, hội tụ được những giá trị truyền thống, hiện đại, mang ý nghĩa về quan niệm vũ trụ, triết lý âm dương và ý nghĩa nhân sinh cao đẹp. Để có đĩa xôi ngon, thơm dẻo người ta phải tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy trình từ khâu chọn lá nhuộm màu đến việc đồ xôi.


Xôi Ngũ Sắc
Theo người dân Yên Bái, phải có được gạo ngon thì xôi mới dẻo và thơm, mà chỉ riêng Yên Bái mới có được loại gạo ngon đó, gạo Tú Lệ. Đây là loại gạo hạt to, trong - một loại nếp thơm ngon và nổi tiếng nhất vùng. Lá dùng để tạo màu là lá cơm xanh – tím – đỏ và màu vàng từ củ nghệ. Các loại lá cơm phải phù hợp đất mới trồng được. Ngoài ra, cần có thêm lá chuối tiêu tươi và khô, thêm lá giềng.

Đầu tiên, để có được màu vàng và màu xanh, phải giã mịn nghệ như giã cua để chắt lấy nước. Màu đỏ thì dùng lá cơm đỏ. Lấy nước lá cơm ngâm với gạo thì sẽ ra được màu đỏ. Còn màu tím và màu đen thì làm mất công và khó hơn một chút. Màu tím dùng lá cơm đỏ và lá chuối tươi đun lên và lấy nước. Cuối cùng là màu đen, đầu tiên phải đốt lá chuối khô, đem giã cùng lá cơm tím rồi chắt nước ngâm gạo (giã càng mịn, càng nhiều thì sẽ càng ra màu đen). Với màu trắng cứ để nguyên gạo rồi ngâm với nước.

Nếp Yên Bái
Theo như người xưa kể lại, để làm được xôi ngũ sắc cực ngon thì người làm xôi phải đi lấy được nước ở suối nguồn Tú Lệ vì chỉ có nước suối ở đây mới có thể làm ra được loại xôi ngũ sắc ngon nhất. Khi có đầy đủ nguyên liệu và hoàn thành xong việc nhuộm màu cho gạo, nhưng để gạo có màu đẹp thì phải ngâm gạo khoảng 10 tiếng sau đó mới đem nấu.

Gạo ráo nước sẽ được đồ trong chõ xôi truyền thống của đồng bào gọi là Mỏ Lửng - Tay Lung. Chõ xôi hình bầu dục bằng thân cây cọ hoặc gỗ thơm được gọt đẽo để thủng hai đầu, đầu trên có nắp đậy, đầu dưới lót bằng phên nứa, mỗi chõ xôi được hơn 1kg gạo. Quá trình đồ xôi lửa phải đều, đượm than. Xôi chín được đơm vào đĩa hoặc trình bày theo từng ý tưởng khác nhau với 5 màu xanh - đỏ - tím - vàng - trắng.

Mân Cổ Của Người Tày
Năm màu được ghép trên một mâm xôi hình cánh hoa ban thì tượng trưng cho thuyết âm dương ngũ hành, đồng thời thể hiện khát vọng yêu thương, tình yêu son sắt thuỷ chung, lòng yêu mẹ kính cha của đồng bào dân tộc Thái Tây Bắc. Khẩu cắm lanh là cơm xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng. Khẩu cắm lăm là cơm xôi màu tím tượng trưng cho trái đất trù phú. Khẩu cắm hương là cơm xôi màu vàng tượng cho sự no ấm đầy đủ. Khẩu khiêu là cơm xôi màu xanh tượng trưng cho màu xanh của núi rừng Tây Bắc. Khẩu nón là cơm xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng thuỷ chung...


 
Top